JUDO
1.-JUDO (NHU ĐẠO)
Nhu Đạo được chính thức đưa vào thi đấu Olympic kể từ thế vận hội Olympic Tokyo năm 1964.
- Người sáng lập ra môn võ này là Jigoro Kano năm 1882
- Trước năm 1882 môn võ cổ truyền nhất Nhật Bản là môn Sumo. Môn Sumo lúc bấy giờ ngoài đô vật còn có sử dụng đòn Atemi điểm vào yếu huyệt của đối phương rất là nguy hiểm, vì vậy môn sumo là môn võ tác chiến dành cho quân đội.
-Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI triều đại Moromachi và Momoyama ra đạo luật cấm môn võ sumo dùng các đòn atemi, và môn sumo trở thành môn vật thuần thúy dành cho các ngày lễ, biểu diễn ở cung đình.
-Còn môn Atemi trở thành một môn võ khác tên là Jujitsu (ju=nhu; jitsu= kỹ thuật) gọi chung là Nhu Thuật.
-Môn Jujitsu phát triển ở Nhật từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX thì bị lu mờ dần bởi sự ra đời của môn võ mới là môn Judo nguồn gốc xuất phát từ Jujitsu.
-Ong Kano theo học võ sư Ryuji Katagiri. Lúc bấy giờ 17 tuổi chỉ cao 1m4 và nặng khoảng 40kg. Vì sợ ông Kano tập không nổi nên gần một năm trời chỉ dậy vài ba thế căn bản. Nản quá, ông đã chuyển sang học võ đường Tenjin Shinyo của võ sư Hachinosuke Fukuda.
Là một võ sư Jujitsu nổi tiếng về đối luyện, ông kano đã say mê luyện tập nhanh chóng vượt qua các bạn đồng môn riêng anh Kenkichi Fukushima nặng 80kg tức gấp đôi ông Kano, cho đến một ngày với sự quyết tâm ông Kano đã thành công với một đòn mới do ông nghĩ ra đó là đòn kata-guruma (đòn vai số 3).
Sau đó với sự phấn khởi ông đã sáng tạo ra đòn uki-goshi (đòn hông số 1),
Tsuri-komi-goshi (đòn hông số 8) đã được sáng tạo trong thời gian này.
Đến năm 1881 ông Kano tập luyện rất chăm chỉ và tiếp tục nghiên cứu cải tiến các kỹ thuật đã học dựa trên những nguyên lý khoa học, hạn chế những nguy hiểm để tạo thành hệ thống luyện tập phù hợp tinh thần thể dục thể thao.
Cũng năm 1881 ông Kano tốt nghiệp đại học và trở thành nhà giáo dạy môn văn chương trường Peers dành cho các con cháu nhà quý tộc. Tuy nhiên giờ trống, ông dành hết cho võ thuật.
Năm 1882- một năm đáng ghi nhớ- Kano vẫn tập ở võ đường Kito nhưng đồng thời lập riêng cho mình một võ đường ở đền Eisho-Ji, võ đường đầu tiên của Judo. Lúc đầu tiên chỉ có 9 học sinh từ võ đường Kito chuyển qua, nhưng lúc này ảnh hưởng của Jujitsu vẫn đè nặng. Cho đến một hôm ông Kano tập với thầy mình là võ sư Iikubo, Iikubo tấn công nhưng đều bị Kano phá được bằng những kỹ thuật mới sáng tạo. Ong đã quật vị trưởng môn Kito ngã liên tục 3 lần trước sự kinh ngạc của Iikubo, anh học trò Kano giải thích những nguyên lý mình vừa tìm ra, chủ yếu là kỹ thuật Kuzushi tức là cách làm cho đối phương mất thăng bằng theo các hướng khác nhau để có thể quật họ ngã. Sau khi nghe xong ông Iikubo tỏ vẻ thán phục và nói: “từ nay anh sẽ trở thành thầy của tôi” ngay sau đó, ông Iikubo đã trao quyền chưởng môn Kito cho ông Kano và trở thành huấn luyện viên giúp cho Kano, người mà trước đó còn là học trò mình.
Ong Kano dành hết thời gian sau khi dạy văn hoá là chăm sóc võ đường ở đền Eishoji. Ong đã dùng tiền mình giúp đỡ cho các học viên nghèo về quần áo võ phục. Nhưng thầy trò ông kano tập hăng quá, sàn của ngôi đền cổ kính không chịu nổi sức ném quăng của các võ sinh, nên vị chủ trì đề nghị thầy trò dọn đi nơi khác. Ong kano đã dọn về nhà mình ở koji-machi, và năm 1884 Kano đặt tên đó là võ đường Kodokan. Tiền thân của võ đường Kodokan ngày nay. Theo nguyên nghĩa Ko nghĩa là tưởng niệm, do là đạo, kan là căn phòng.Kodokan nghĩa là đạo đường để tu luyện tinh thần.
Như vậy ông Kano đã sáng lập ra môn võ mới với tên gọi là Judo. Ju là nhu, do là đạo. Kano chủ ý thay chữ “Jitsu” của Jujitsu bằng chữ “do” vì ông muốn Judo như là một cách rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần, một quan niệm sống có ý nghĩa triết học, chứ không chỉ là thuần thuý là những kỹ thuật chiến đấu, dù là tự vệ, vì thế các đòn thế nguy hiểm hạn chế tối đa. Kỹ thuật Atemi vẫn còn dạy nhưng chỉ dành riêng cho các võ sinh cao cấp có đức tính tốt và khả năng tự chủ. Một sự khác biệt quan trọng nữa giữa Judo và Jujitsu là Kuzushi tức là kỹ thuật làm đối phương mất thăng bằng, sau đó chỉ dùng một lực nhỏ cũng đủ làm cho họ bị quật ngã. Tất cả những điều trên đây đã đưa ông Kano trở thành tổ sư của môn Judo.
Những khó khăn cũng nổi lên rất nhiều, sự tranh chấp môn võ Jujitsu cũng quyết liệt không kém. Những cuộc tranh tài giữa các môn đồ hai phái thường xẩy ra từ võ đài đến ngay tại đường phố. Nhưng đáng kể nhất là năm 1885 võ đường Kodokan đoạt giải quán quân trong một giải quan trọng tranh tài cùng với môn Jujitsu và từ đó môn võ Judo nổi tiếng. Thu hút nhiều học viên và ngày càng đẩy lùi môn Jujitsu vào bóng tối.
Dưới thời Minh Trị, nước Nhật mở rộng cửa đón nhận nền văn minh Au Châu, do đó trong thời gian từ 1889 đến 1893 ông Jigore Kano có dịp tryền bá Judo ở các nước Au Châu. Năm 1897 võ đường Kodokan, dời về Shimotomizaka và lúc này, dưới sự kiểm soát Kodokan đã có hơn 250 võ đường Judo khắp nước Nhật. Sau đó sang đầu thế kỷ XX, Judo chính thức đưa vào huấn luyện ở các trường học của Nhật từ cấp 1 đến đại học.
Từ năm 1909 ông Jigoro Kano nhiều lần đại diện nước Nhật tham dự các thế vận hội Olympic với mục đích giới thiệu tinh thần môn Judo rất phù hợp với tinh thần thể thao Olympic.
Lần cuối cùng, sau khi tham dự Olympic năm 1938 tổ chức tại Lecaire (Ai Cập) trên đường về ông Jigoro Kano đã từ trần ngày 4-04-1938 thọ 79 tuổi.
Ơ nước ta Judo được du nhập từ đầu năm 1950 ở các tỉnh phía nam. Tuy nhiên có tổ chức hoàn chỉnh và phát triển nhanh mạnh vào năm 1954.
Trước năm 1975 Võ Sĩ Huỳnh Văn Có và Nguyễn Xuân Kháng đã mang về cho thể thao miền nam VN 2 huy chương vàng tại SEAP Games ( Đại Hội Thể Thao Bán Đảo Đông Nam A) lần thừ 3 (Malaysia-1965) và lần thứ 5 (Myanmar –1969). Đến Mekong Judo Games tổ chức tại Sài Gòn ngày 17-20-6-1974 với 8 quốc gia vùng lãnh thổ tham dự ( Đài Loan, Pháp, Tây Đức, Lào, Cambodia, Thái Lan, Thụy Sĩ Và Miền Nam Việt Nam). Các võ sĩ Đỗ Thị Bích Thủy, Nguyễn Xuân Kháng và Lê Văn Vinh đã lần lượt chiếm ngôi vô địch hạng cân nhẹ, bán nhẹ và nặng… thời kỳ này toàn miền nam có 43 hội và võ đường.
Sau một thời gian tạm lắng, từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, môn Judo đã được khôi phục tại nhiều tỉnh phía nam và từng bước phát triển ra vài tỉnh phía Bắc. …..
BÍ QUYẾT NHU ĐẠO
1.- NGUYÊN LÝ THĂNG BẰNG
sự thăng bằng của mọi vật đều dựa trên các yếu tố chính sau:
1.- mặt chân đế: tức phần diện tích vật đó tiếp xúc mặt đất, mặt này càng rộng thì vật càng đứng vững. Thí dụ : ở người thì mặt chân đế là phần diện tích giới hạn bởi các đường nối các cạnh ngoài của bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Khi đứng hai chân dang rộng vừa phải thì cơ thể thăng bằng hơn là đứng khép chân vì mặt chân đế rộng hơn.
2.- trọng tâm: là điểm tạo ra sự quân bình chung quanh về khối lượng của vật. Ơ người trọng tâm (c) gần rốn.”khoảng gần” vì theo bà Katherine Wells có tính toán kỹ thì đàn ông điểm trọng tâm 56% chiều cao của cơ thể tính từ dưới lên trong khi ở đàn bà là 55%. Trọng tâm này càng ở gần mặt chân đế thì vật càng vững. Chinh vì vậy mà khi chúng ta rùn chân xuống thì vững hơn khi ta đứng thẳng.
Đường thẳng thẳng góc với mặt chân đế và qua trọng tâm: là đường thẳng tưởng tượng chia đều khối lượng của vật theo các hướng khác nhau. Khi vật càng nghiêng ra ngoài đường thẳng này càng dễ bị ngã. Do đó bí quyết của Judo là kéo hay đẩy làm sao cho đối phương nghiên đi để làm họ mất thăng bằng.
2.-NGUYÊN LÝ ĐÒN BẨY.
Đòn bẩy là dụng cụ dùng để bẩy các vật nặng đi mà chỉ dùng lực nhẹ hơn khối lượng của vật đó rất nhiều. Lực này tỷ lệ nghịch với chiều dài của cánh tay đòn.
Như vậy tùy cách chọn điểm tựa mà chúng ta phải tác động lực lớn hay nhỏ để bẩy được một sức nặng cố định.
Trong Judo có thể ví người của đối phương trong lúc tập Randori như một đòn bẩy thẳng đứng mà lực cản là sức bám của chân họ. Muốn bẩy được lực này chung ta phải tác động một lực ở phía trên thân họ gần phía đầu, và lực này lớn hay nhỏ tuỳ theo điểm tựa, tức là phần hông của chúng ta khi áp sát vào đối phương. Để “cánh tay đòn” tính điểm tựa lên phía đầu dài, chúng ta phải rùn thấp để trọng tâm thấp hơn trọng tâm của đối phương. Như vậy chúng ta vừa quật họ té mà còn giữ được thăng bằng không bị họ kéo ngã theo.
3.-NGUYÊN LÝ ĐỘNG LỰC CỦA NEWTON.
Newton có nêu 3 nguyên lý về động lực học trong đó ở Judo đáng lưu ý ở nguyên lý thứ hai: khi chúng ta tác động một lực cùng chiều lên hướng di chuyển của một vật sẽ làm thay đổi vận tốc của vật đó, sự thay đổi này tỷ lệ thuận với sức mạnh của lực và tỷ lệ nghịch với sức nặng của vật đó.
Như vậy thay vì kéo khi đối phương đứng yên, chúng ta đợi khi họ di chuyển, sẽ đẩy hay kéo một lực cùng chiều với hướng di chuyển đó; lúc đó chỉ cần một lực nhỏ ( nhưng cộng với lực di chuyển của họ ) có thể làm họ ngã. Trường hợp hai bên cùng giữ miếng và đối phương không chịu bước, chúng ta vẫn có thể lợi dụng sức đẩy hay kéo của họ và ta “đẩy thêm” cùng chiều cũng đạt được lợi thế trên.
4.- NGUYÊN LÝ MÔ –MEN QUÁN TÍNH
Mô –men quán tính là lực tạo ra khi chúng ta xoay người. Như vậy thay vì chỉ dùng tay, nếu chúng ta xoay người lợi dụng sức nặng của toàn thân để tạo lực quán tính thì sẽ giảm được lực kéo của tay rất nhiều. Vì thế mà trong các đòn Judo chúng ta thường thấy phải xoay vai, mục đích là lợi dụng lực quán tính để tăng sức kéo hay đẩy.
Tập Judo là tập cách kết hợp các nguyên lý trên để làm sao cho đối phương bị mất thăng bằng tạo điều kiện cho chúng ta dùng sức nhẹ mà đủ quật ngã họ, như câu nói của võ sư Kano:” dùng ít sức nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất”
Nhu Đạo được chính thức đưa vào thi đấu Olympic kể từ thế vận hội Olympic Tokyo năm 1964.
- Người sáng lập ra môn võ này là Jigoro Kano năm 1882
- Trước năm 1882 môn võ cổ truyền nhất Nhật Bản là môn Sumo. Môn Sumo lúc bấy giờ ngoài đô vật còn có sử dụng đòn Atemi điểm vào yếu huyệt của đối phương rất là nguy hiểm, vì vậy môn sumo là môn võ tác chiến dành cho quân đội.
-Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI triều đại Moromachi và Momoyama ra đạo luật cấm môn võ sumo dùng các đòn atemi, và môn sumo trở thành môn vật thuần thúy dành cho các ngày lễ, biểu diễn ở cung đình.
-Còn môn Atemi trở thành một môn võ khác tên là Jujitsu (ju=nhu; jitsu= kỹ thuật) gọi chung là Nhu Thuật.
-Môn Jujitsu phát triển ở Nhật từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX thì bị lu mờ dần bởi sự ra đời của môn võ mới là môn Judo nguồn gốc xuất phát từ Jujitsu.
-Ong Kano theo học võ sư Ryuji Katagiri. Lúc bấy giờ 17 tuổi chỉ cao 1m4 và nặng khoảng 40kg. Vì sợ ông Kano tập không nổi nên gần một năm trời chỉ dậy vài ba thế căn bản. Nản quá, ông đã chuyển sang học võ đường Tenjin Shinyo của võ sư Hachinosuke Fukuda.
Là một võ sư Jujitsu nổi tiếng về đối luyện, ông kano đã say mê luyện tập nhanh chóng vượt qua các bạn đồng môn riêng anh Kenkichi Fukushima nặng 80kg tức gấp đôi ông Kano, cho đến một ngày với sự quyết tâm ông Kano đã thành công với một đòn mới do ông nghĩ ra đó là đòn kata-guruma (đòn vai số 3).
Sau đó với sự phấn khởi ông đã sáng tạo ra đòn uki-goshi (đòn hông số 1),
Tsuri-komi-goshi (đòn hông số 8) đã được sáng tạo trong thời gian này.
Đến năm 1881 ông Kano tập luyện rất chăm chỉ và tiếp tục nghiên cứu cải tiến các kỹ thuật đã học dựa trên những nguyên lý khoa học, hạn chế những nguy hiểm để tạo thành hệ thống luyện tập phù hợp tinh thần thể dục thể thao.
Cũng năm 1881 ông Kano tốt nghiệp đại học và trở thành nhà giáo dạy môn văn chương trường Peers dành cho các con cháu nhà quý tộc. Tuy nhiên giờ trống, ông dành hết cho võ thuật.
Năm 1882- một năm đáng ghi nhớ- Kano vẫn tập ở võ đường Kito nhưng đồng thời lập riêng cho mình một võ đường ở đền Eisho-Ji, võ đường đầu tiên của Judo. Lúc đầu tiên chỉ có 9 học sinh từ võ đường Kito chuyển qua, nhưng lúc này ảnh hưởng của Jujitsu vẫn đè nặng. Cho đến một hôm ông Kano tập với thầy mình là võ sư Iikubo, Iikubo tấn công nhưng đều bị Kano phá được bằng những kỹ thuật mới sáng tạo. Ong đã quật vị trưởng môn Kito ngã liên tục 3 lần trước sự kinh ngạc của Iikubo, anh học trò Kano giải thích những nguyên lý mình vừa tìm ra, chủ yếu là kỹ thuật Kuzushi tức là cách làm cho đối phương mất thăng bằng theo các hướng khác nhau để có thể quật họ ngã. Sau khi nghe xong ông Iikubo tỏ vẻ thán phục và nói: “từ nay anh sẽ trở thành thầy của tôi” ngay sau đó, ông Iikubo đã trao quyền chưởng môn Kito cho ông Kano và trở thành huấn luyện viên giúp cho Kano, người mà trước đó còn là học trò mình.
Ong Kano dành hết thời gian sau khi dạy văn hoá là chăm sóc võ đường ở đền Eishoji. Ong đã dùng tiền mình giúp đỡ cho các học viên nghèo về quần áo võ phục. Nhưng thầy trò ông kano tập hăng quá, sàn của ngôi đền cổ kính không chịu nổi sức ném quăng của các võ sinh, nên vị chủ trì đề nghị thầy trò dọn đi nơi khác. Ong kano đã dọn về nhà mình ở koji-machi, và năm 1884 Kano đặt tên đó là võ đường Kodokan. Tiền thân của võ đường Kodokan ngày nay. Theo nguyên nghĩa Ko nghĩa là tưởng niệm, do là đạo, kan là căn phòng.Kodokan nghĩa là đạo đường để tu luyện tinh thần.
Như vậy ông Kano đã sáng lập ra môn võ mới với tên gọi là Judo. Ju là nhu, do là đạo. Kano chủ ý thay chữ “Jitsu” của Jujitsu bằng chữ “do” vì ông muốn Judo như là một cách rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần, một quan niệm sống có ý nghĩa triết học, chứ không chỉ là thuần thuý là những kỹ thuật chiến đấu, dù là tự vệ, vì thế các đòn thế nguy hiểm hạn chế tối đa. Kỹ thuật Atemi vẫn còn dạy nhưng chỉ dành riêng cho các võ sinh cao cấp có đức tính tốt và khả năng tự chủ. Một sự khác biệt quan trọng nữa giữa Judo và Jujitsu là Kuzushi tức là kỹ thuật làm đối phương mất thăng bằng, sau đó chỉ dùng một lực nhỏ cũng đủ làm cho họ bị quật ngã. Tất cả những điều trên đây đã đưa ông Kano trở thành tổ sư của môn Judo.
Những khó khăn cũng nổi lên rất nhiều, sự tranh chấp môn võ Jujitsu cũng quyết liệt không kém. Những cuộc tranh tài giữa các môn đồ hai phái thường xẩy ra từ võ đài đến ngay tại đường phố. Nhưng đáng kể nhất là năm 1885 võ đường Kodokan đoạt giải quán quân trong một giải quan trọng tranh tài cùng với môn Jujitsu và từ đó môn võ Judo nổi tiếng. Thu hút nhiều học viên và ngày càng đẩy lùi môn Jujitsu vào bóng tối.
Dưới thời Minh Trị, nước Nhật mở rộng cửa đón nhận nền văn minh Au Châu, do đó trong thời gian từ 1889 đến 1893 ông Jigore Kano có dịp tryền bá Judo ở các nước Au Châu. Năm 1897 võ đường Kodokan, dời về Shimotomizaka và lúc này, dưới sự kiểm soát Kodokan đã có hơn 250 võ đường Judo khắp nước Nhật. Sau đó sang đầu thế kỷ XX, Judo chính thức đưa vào huấn luyện ở các trường học của Nhật từ cấp 1 đến đại học.
Từ năm 1909 ông Jigoro Kano nhiều lần đại diện nước Nhật tham dự các thế vận hội Olympic với mục đích giới thiệu tinh thần môn Judo rất phù hợp với tinh thần thể thao Olympic.
Lần cuối cùng, sau khi tham dự Olympic năm 1938 tổ chức tại Lecaire (Ai Cập) trên đường về ông Jigoro Kano đã từ trần ngày 4-04-1938 thọ 79 tuổi.
Ơ nước ta Judo được du nhập từ đầu năm 1950 ở các tỉnh phía nam. Tuy nhiên có tổ chức hoàn chỉnh và phát triển nhanh mạnh vào năm 1954.
Trước năm 1975 Võ Sĩ Huỳnh Văn Có và Nguyễn Xuân Kháng đã mang về cho thể thao miền nam VN 2 huy chương vàng tại SEAP Games ( Đại Hội Thể Thao Bán Đảo Đông Nam A) lần thừ 3 (Malaysia-1965) và lần thứ 5 (Myanmar –1969). Đến Mekong Judo Games tổ chức tại Sài Gòn ngày 17-20-6-1974 với 8 quốc gia vùng lãnh thổ tham dự ( Đài Loan, Pháp, Tây Đức, Lào, Cambodia, Thái Lan, Thụy Sĩ Và Miền Nam Việt Nam). Các võ sĩ Đỗ Thị Bích Thủy, Nguyễn Xuân Kháng và Lê Văn Vinh đã lần lượt chiếm ngôi vô địch hạng cân nhẹ, bán nhẹ và nặng… thời kỳ này toàn miền nam có 43 hội và võ đường.
Sau một thời gian tạm lắng, từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, môn Judo đã được khôi phục tại nhiều tỉnh phía nam và từng bước phát triển ra vài tỉnh phía Bắc. …..
BÍ QUYẾT NHU ĐẠO
1.- NGUYÊN LÝ THĂNG BẰNG
sự thăng bằng của mọi vật đều dựa trên các yếu tố chính sau:
1.- mặt chân đế: tức phần diện tích vật đó tiếp xúc mặt đất, mặt này càng rộng thì vật càng đứng vững. Thí dụ : ở người thì mặt chân đế là phần diện tích giới hạn bởi các đường nối các cạnh ngoài của bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Khi đứng hai chân dang rộng vừa phải thì cơ thể thăng bằng hơn là đứng khép chân vì mặt chân đế rộng hơn.
2.- trọng tâm: là điểm tạo ra sự quân bình chung quanh về khối lượng của vật. Ơ người trọng tâm (c) gần rốn.”khoảng gần” vì theo bà Katherine Wells có tính toán kỹ thì đàn ông điểm trọng tâm 56% chiều cao của cơ thể tính từ dưới lên trong khi ở đàn bà là 55%. Trọng tâm này càng ở gần mặt chân đế thì vật càng vững. Chinh vì vậy mà khi chúng ta rùn chân xuống thì vững hơn khi ta đứng thẳng.
Đường thẳng thẳng góc với mặt chân đế và qua trọng tâm: là đường thẳng tưởng tượng chia đều khối lượng của vật theo các hướng khác nhau. Khi vật càng nghiêng ra ngoài đường thẳng này càng dễ bị ngã. Do đó bí quyết của Judo là kéo hay đẩy làm sao cho đối phương nghiên đi để làm họ mất thăng bằng.
2.-NGUYÊN LÝ ĐÒN BẨY.
Đòn bẩy là dụng cụ dùng để bẩy các vật nặng đi mà chỉ dùng lực nhẹ hơn khối lượng của vật đó rất nhiều. Lực này tỷ lệ nghịch với chiều dài của cánh tay đòn.
Như vậy tùy cách chọn điểm tựa mà chúng ta phải tác động lực lớn hay nhỏ để bẩy được một sức nặng cố định.
Trong Judo có thể ví người của đối phương trong lúc tập Randori như một đòn bẩy thẳng đứng mà lực cản là sức bám của chân họ. Muốn bẩy được lực này chung ta phải tác động một lực ở phía trên thân họ gần phía đầu, và lực này lớn hay nhỏ tuỳ theo điểm tựa, tức là phần hông của chúng ta khi áp sát vào đối phương. Để “cánh tay đòn” tính điểm tựa lên phía đầu dài, chúng ta phải rùn thấp để trọng tâm thấp hơn trọng tâm của đối phương. Như vậy chúng ta vừa quật họ té mà còn giữ được thăng bằng không bị họ kéo ngã theo.
3.-NGUYÊN LÝ ĐỘNG LỰC CỦA NEWTON.
Newton có nêu 3 nguyên lý về động lực học trong đó ở Judo đáng lưu ý ở nguyên lý thứ hai: khi chúng ta tác động một lực cùng chiều lên hướng di chuyển của một vật sẽ làm thay đổi vận tốc của vật đó, sự thay đổi này tỷ lệ thuận với sức mạnh của lực và tỷ lệ nghịch với sức nặng của vật đó.
Như vậy thay vì kéo khi đối phương đứng yên, chúng ta đợi khi họ di chuyển, sẽ đẩy hay kéo một lực cùng chiều với hướng di chuyển đó; lúc đó chỉ cần một lực nhỏ ( nhưng cộng với lực di chuyển của họ ) có thể làm họ ngã. Trường hợp hai bên cùng giữ miếng và đối phương không chịu bước, chúng ta vẫn có thể lợi dụng sức đẩy hay kéo của họ và ta “đẩy thêm” cùng chiều cũng đạt được lợi thế trên.
4.- NGUYÊN LÝ MÔ –MEN QUÁN TÍNH
Mô –men quán tính là lực tạo ra khi chúng ta xoay người. Như vậy thay vì chỉ dùng tay, nếu chúng ta xoay người lợi dụng sức nặng của toàn thân để tạo lực quán tính thì sẽ giảm được lực kéo của tay rất nhiều. Vì thế mà trong các đòn Judo chúng ta thường thấy phải xoay vai, mục đích là lợi dụng lực quán tính để tăng sức kéo hay đẩy.
Tập Judo là tập cách kết hợp các nguyên lý trên để làm sao cho đối phương bị mất thăng bằng tạo điều kiện cho chúng ta dùng sức nhẹ mà đủ quật ngã họ, như câu nói của võ sư Kano:” dùng ít sức nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất”
Từ khóa tìm kiếm:
NGUYÊN TẮC JUDO
Lượt xem: 2.637
Bài viết liên quan